Toàn tỉnh dak lak có 54 xã khu vực III, hơn 500 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. tỉ lệ HS người ĐBDTTS chiếm gần 40%, dù vậy, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Mặt trận và tổ chức đoàn thể các cấp, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh ĐBDTTS.
Đắk Lắk Là một tỉnh trung tâm của Tây Nguyên có gần 50 dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn. Với rất nhiều nét đặc trưng, sắc thái khác nhau, trong đó người DTTS ÊĐê bản địa chiếm đa số. Ngoài ra, tỉnh Đak Lak còn là địa phương tiếp nhận rất nhiều người dân di cư tự do từ khắp các tỉnh thành trong cả nước như Thái, Mường Tày, Nùng…. Địa bàn cư dân sinh sống rộng khắp, hạ tầng giao thông khó khăn, vì vậy công tác phát triển giáo dục dân tộc của tỉnh luôn là vấn đề trăn trở với các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể nhằm động viên, khuyến khích học sinh dân tộc đến trường học tập, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh DTTS trên địa bàn
Trong đó, trên cơ sở các chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo tồn tiếng nói và chữ viết DTTS, ngành Giáo dục – Đào tạo tỉnh đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT, Trường học trực thuộc thực hiện việc lồng ghép dạy học tiếng DTTS đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đội ngũ giáo viên dạy tiếng DTTS là những GV người ĐBDTTS bản địa đạt trình độ chuẩn với từng cấp học tương đương đáp ứng tốt yêu cầu, chất lượng dạy và học. Ngoài ra, Nghành GD-ĐT tỉnh luôn tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trách nhiệm công dân cho học sinh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng học sinh DTTS.
Ngoài ra, việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nên những năm qua, bằng những nguồn lực, tài chính khác nhau, hệ thống CSVC trường lớp luôn được đầu tư đúng mức. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 17 Trường phổ thông dân tộc nội trú , trong đó: có 02 Trường PTDTNT cấp Trung học phổ thông và 15 trường PTDTNT cấp trung học cơ sở ở cấp huyện; có 06 Trường phổ thông dân tộc bán trú ở cấp huyện với gần 5000 học sinh là người ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh tham gia học tập, hơn 140 giáo viên ở các trường PTDTNT có thể dạy tiếng Êđê song song với tiếng Việt để hổ trợ cho những hs còn yếu về ngôn ngữ tiếng Việt, số trường Phổ thông dân tộc nội trú dạy tiếng Êđê là 17/17 trường. Đối với cấp tiểu học,năm học 2003-2004, toàn tỉnh có khoảng 620 lớp, khoảng 14000 học sinh với gần 1200 giáo viên, CBCNV, trong đó số trường tiểu học nằm trong vùng có đông đồng bào DTTS đã triển khai dạy tiếng Êđê là 98/123 trường, đạt 80%.
Trao đổi với chúng tôi, Thầy Đặng Xuân Trung, Hiệu trưởng, trường PTDTNT- THCS huyện Krông Buk cho biêt ”Gần 10 năm thành lập và đi vào hoạt động đến nay,trường đã vươn lên trở thành điểm sáng về giáo dục – đào tạo ở địa phương. Để có được thành tích này, ngoài việc, Nhà trường có đội ngũ CBGV năng lực, yêu nghề và giàu kinh nghiệm. thì phải kể đến việc nhà trường khá may mắn khi được đầu tư gần như đầy đủ về CSVC. Hiện nay phòng học, khu nội trú, nhà đa năng khá khang trang hiện đại là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số. Đến nay, đã có khoảng 400 em hs tốt nghiệp và trưởng thành từ ngôi trường này, một số em đã trở thành cán bộ, công chức , lãnh đạo quan trọng ở các cấp huyện ,tỉnh, môt số em đang theo học ở các bậc học cao hơn, hứa hẹn sẽ đêm nhiều kiến thức bổ ích về phục vụ, góp phần vào việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cho tỉnh nhà. Tỉ lê đậu TN hằng năm luôn đạt 100%. Với những thành tich đáng khen ngợi đó, nhà trường đã được tỉnh, huyện tặng nhiều bằng khen, trong đó đáng nhớ nhất là chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác chủ tịch nước nhân dịp tết nguyên đán vừa qua”.
Ông Y Lâm Kđoh. Thị trấn Pơng Đrang, huyện Krông Buk cho biết, “ Tôi có 3 đứa con dều được học ở trường PTDTNT- THCS huyện Krông Buk, 2 đứa lớn đã tốt nghiệp và đi học ở những trường cao hơn, con tôi ở đây không chỉ học văn hóa , có kiến thức để sau này phục vụ cho bàn thân, cho địa phương mà còn được nuôi dưỡng chăm sóc rất tốt, điều kiện học hành, ăn ở nội trú có khi còn tốt hơn ở nhà đó, ”
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, “Đắk Lắk là tỉnh có số lượng học sinh DTTS tương đối lớn, việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số được xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị của ngành, do đó sở đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND chú trọng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giáo viên là người DTTS, đặc biệt đối với CBQL, giáo viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ ngày càng được tăng cường về số lượng, nâng cao về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Nhờ đó chất lượng học tập của HS người ĐBDTTS luôn được nâng lên, tỉ lệ HS được lên lớp thẳng và đỗ TN năm sau luôn cao hơn năm trước. Ngoài ra,Tỉnh luôn ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (bao gồm đầu tư xây mới, sửa chữa phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, nhà công vụ cho giáo viên, nhà vệ sinh và mua sắm thiết bị dạy học…).
Bên cạnh đó, sở giáo duc đào tạo còn chỉ đạo cho các trường trực thuộc phối hợp với các phòng, trung tâm văn hóa cùng cấp tổ chức các lớp học cồng chiêng, dệt thổ cẩm, nhiều ngành nghề truyền thống khác cho các em HS nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị tốt đẹp, ông Khoa cho biết thêm.
Phải công nhận rằng, những thành quả đạt được trong những năm qua là đáng khích lệ, song công tác phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh Đak Lak vẫn còn đối mặt với nhiều hạn chế, bất cập như: Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa nông thôn và thành thị, giữa các trường học; Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều thiếu thốn về CSVC, nhận thức cùa các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, tư tưởng” trời sinh voi sinh cỏ” vẫn luôn tồn tại dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục đối với đồng bào DTTS, tinh Đak Lak cần phải nâng cao hơn nữa về chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, giáo viên vùng đồng bào dân tộc, đào tạo giáo viên dạy các môn học chuẩn theo phương pháp đổi mới toàn diện, lấy HS làm trung tâm. Theo đó, cần có những sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo duy trì số học sinh ra lớp, phân luồng có hiệu quả học sinh dân tộc cuối bậc học THCS, định hướng nghề nghiệp, ngành học cho học sinh dân tộc cuối bậc học THPT. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục của các trường chuyên biệt. Có thê nói, việc đẩy mạnh phát triển giáo dục đào vùng đồng bào dân tộc thiểu số là phương án tốt nhất góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, góp phần xây dựng quê hương Đak Lak ngày càng giàu đẹp.
Phan Tân
Tin cùng chuyên mục:
Khẩn cấp cơn bão số 3 mạnh nhất trên Vịnh Bắc Bộ trong 10 năm qua, sức mạnh khủng khiếp của siêu bão YAGI khi nhìn qua vệ tinh
Đấu tranh và bảo vệ “Chủ quyền” trên không gian gian mạng
Rộn ràng ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường
‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những cảm nhận