Đã qua bao nhiêu năm, qua bao nhiêu thế hệ nhưng vẫn không một ai biết Nhà giáo – Liệt sĩ Lê Thị Thiên đã hy sinh bao lâu và từ khi nào. Để tưởng nhớ đến cô, con cháu đã chọn ngày 22/11 ngày nhà thờ của cô lập nên làm ngày giỗ và cho đến nay đã 8 lần giỗ của cô được tổ chức tại quê nhà của mình.
Đến dự lễ giỗ của Cô Thiên có ông Nguyễn Quang Hiệp Phó tổng Biên tập Tạp chí Truyền thống & Phát triển chính ông là người đã dịch và đã đem quyển “Nhật ký thế hệ Hồ Chí Minh” của cô Lê Thị Thiên về với gia đình của mình. Ông đã dò tên từng người trong danh sách 810 nhà giáo hy sinh trong kháng chiến của Bộ GD – ĐT, ông chắc chắn nhà giáo Nguyễn Thị Thiên, quê Tiền Giang, hy sinh tại chiến trường miền Đông chính là tác giả của cuốn nhật ký. Sau đó, bằng nhiều nguồn thông tin khác, đích thân Ông Nguyễn Quang Hiệp cùng với một số phóng viên đã về xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy sau nhiều lần xác nhận thông tin quyển nhật ký ấy cũng đã đến tay những người thân yêu của cô tại quê nhà.
Nhà giáo, liệt sĩ Lê Thị Thiên sinh năm 1945 tại ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo của vùng sông nước miền Tây, sớm chứng kiến cảnh càn quét, bắn giết, đánh đập của Mỹ ngụy, trong lòng cô gái Lê Thị Thiên sớm nhen nhóm ý thức phản kháng và lòng căm thù quân xâm lược. Ngày 8/12/1962, khi vừa 17 tuổi Lê Thị Thiên xung phong lên đường nhập ngũ. Sẵn có kiến thức cô được cử đi học hoàn thành chương trình phổ thông. 12/1962 cô được điều động về một đơn vị ở miền Đông. Từ đây cô say sưa công tác và hằng ngày vẫn tranh thủ thời gian để ghi cuốn nhật ký. Nhật ký “Thế hệ Hồ Chí Minh’ ra đời từ đây. Ngày 10/10/1966 trong một trận vây ráp của địch Lê Thị Thiên đã cầm súng chiến đấu trận chiến không cân sức, cô giáo Lê Thị Thiên đã hy sinh anh dũng trong tư thế của người chiến sĩ. Máu của cô đã nhuộm đỏ thêm màu đất miền Đông. Sau khi hy sinh gia đình được giấy nhận báo tử nhưng không ai biết hài cốt của cô ở đâu đó là nỗi trăn trở của người thân liệt sĩ từ thời chiến đến thời bình.
Cho đến nay để tưởng nhớ đến công lao, những chiến công lẫy lừng mà năm xưa cô đã dùng cả tuổi trẻ của mình, cả nước mắt của cha, mẹ để đánh đổi. Nhà lưu niệm Nhà giáo – Liệt sĩ Lê Thị Thiên được xây dựng trở thành một “điểm đến” hết sức ý nghĩa của các giáo viên và học sinh trong và ngoài tỉnh. Cũng là dịp để đến ngày giỗ của cô mọi người cùng nhau đến nhà lưu niệm dâng những nén hương và cùng nhìn lại những hình ảnh, những chiến công tươi đẹp thời trẻ của cô gái anh dũng, kiên cường Lê Thị Thiên.
Nhân dịp này Tạp chí Truyền thống và Phát triển đã ủng hộ 20.000.000đ để xây dựng đoạn đường dài 150m vào nhà lưu niệm của cô. Trong thời gian sắp tới Tạp chí Truyền thống và Phát triển sẽ huy động các doanh nghiệp hỗ trợ bêtông hoá đoạn đường nói trên trị giá hơn 150.000.000đ.
Kim Xuyến – Quốc Chung
Tin cùng chuyên mục:
Cần xem xét lại tính hợp pháp Hợp đồng chuyển nhượng đất của ông Châu Văn Ba
Kiên Giang: Chủ Tịch UBND huyện Châu Thành Ban hành Quyết định trả lại hiện trạng đất cho người dân.
Bình Dương Phấn Đấu Trở Thành Trung Tâm Công Nghiệp Dịch Vụ Hiện Đại: Kế Hoạch Phát Triển Đột Phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính Kỳ Vọng Bình Dương Bứt Phá Trở Thành Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Vào Năm 2030