Thực tế, nguyên đơn chưa hề chuyển dịch QSDĐ thuộc chủ quyền hợp pháp của mình; bị đơn có hành vi lấn chiếm đất và xây trái phép trên đất trên của nguyên đơn. Bất ngờ, Toà án cấp sơ thẩm xử buộc nguyên đơn nhận 583 triệu đồng và giao đất cho bị đơn. Dấu hiệu sai phạm của bị đơn là rõ ràng, thể hiện việc xét xử sơ thẩm chưa khách quan, là cơ sở để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm có bản án công minh, đúng pháp luật …
Nội dung vụ án
Ngày 1/6/2012, UBND huyện Tân Thạnh ban hànhQuyết định số 1828/QĐ-UBND giao đất xây dựng nhàở, thửa số 1089, tờ bản đồ số 7, tại lô số B.93, tuyếndân cư vượt lũ Năm Ngàn, ấp Xóm Than, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho bà Dư Thị Gấm,.
Ngày 18/6/2012, bà Gấm được UBND huyện TânThạnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy CN QSDĐ, QSHNO &TSKGLVĐ) số BK 489683, số vàosổ cấp GCN: CH00096 đối với thửa đất trên.
Đầu 2022, bà Gấm phát hiện bà Lê Thị Giàu cấtnhà tạm sinh sống và tháng 6/2022 bà Giàu xây lài nhàthành kiên cố trên đất bà Gấm.
Bà Gấm khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:
Buộc bà Lê Thị Giàu tháo dỡ hoặc di dời nhà của bà Giàu để trả lại nguyên hiện trạng cho bà Dư Thị Gấm phần đất tại vị trí lô B.93 diện tích 198,8m2 thuộc thửa 1089, tờ bản đồ số 7, đất tọa lạc tại tuyến dân cư vượt lũ Năm Ngàn, ấp Xóm Than, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, theo Giấy CN QSDĐ, QSHNO &TSKGLVĐ số BK489683 số vào sổ cấp GCN: CH00046 UBND huyện Tân Thạnh cấp ngày 18/6/2012 cho bà Dư Thị Gấm.
Nhưng căn cứ khởi kiện
Tại phiên tòa sơ thẩm, bà Lê Thị Minh Thảo, đại diện theo uỷ quyền cho nguyên đơn là bà Dư Thị Gấm, khẳng định: “yêu cầu như trên của phía người khởi kiện là hoàn toàn có cơ sở chấp nhận, bởi những lẽ sau đây:
Thứ nhất, bà Dư Thị Gấm là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất số 1089, tờ bản đồ số 7, tại lô số B.93, tuyến dân cư vượt lũ Năm Ngàn, ấp Xóm Than, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, Long An.
Thửa đất số 1089, tờ bản đồ số 7, tọa lạc tại Lô số B.93 tuyến dân cư vượt lũ Năm Ngàn, ấp Xóm Than, xã Tân Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An có nguồn gốc là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho bà Dư Thị Gấm. Cụ thể, ngày 1/6/2012, UBND huyện Tân Thạnh ban hành Quyết định số 1828/QĐ-UBND về việc giao đất để xây dựng nhà ở cho bà Dư Thị Gấm. Theo đó, bà Gấm được giao một lô đất với diện tích 198,8m2, vị trí lô số B.93 thuộc thửa 1089 tờ bản đồ số 7 (các thông tin khác như đã nêu ở trên) giá trị lô đất là 19.800.480 đồng. Đến ngày 18/6/2012, bà Gấm được UBND huyện Tân Thạnh cấp Giấy CN QSDĐ, QSHNO &TSKGLVĐ số BK 489683, số vào sổ cấp GCN: CH00096 đối với thửa đất trên.
Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013:
“Giấy CN QSDĐ, QSHNO &TSKGLVĐ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa, phía UBND huyện Tân Thạnh và phía bị đơn đều đã công nhận phần thửa đất số 1089 (lô B.93) – phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng đất của bà Gấm.
Như vậy, bà Dư Thị Gấm là người có quyền sử dụng đất hợp pháp đối với thửa đất số 1089 (lô B.93), quyền sử dụng đất của bà Gấm đã hiển nhiên được các bên và pháp luật công nhận.
Thứ hai, hành vi xây dựng nhà “nhầm” đất của bà Lê Thị Giàu trên đất của bà Dư Thị Gấm là có dấu hiệuthể hiện làm trái pháp luật.
Căn cứ theo Quyết định số 3013/QĐ-UBND do UBND xã Tân Bình ngày 22/9/2010 về việc tạm giao nền nhà trên Tuyến dân sư vượt lũ Kênh Năm Ngàn xã Tân Bình, thể hiện bà Lê Thị Giàu được tạm giao 1 nền nhà diện tích 200m2 tại lô số B.94 – Tuyến dân cư vượt lũ kênh Năm Ngàn xã Tân Bình. Đồng thời, tại Công văn số 661/UBND ngày 24/8/2023, Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 11/4/2023 (Bút lục số 60), và các chứng cứ bà Giàu thừa nhận việc xây dựng nhà trên lô đất B.93 bao gồm: Giấy xác nhận ngày 2/12/2022 (Bút lục số 36), Giấy xác nhận ngày 21/3/2023 (Bút lục số 61).
Căn cứ các chứng cứ trên cho thấy, hiện nay trên lô đất B.93 thuộc thửa 1089 có nhà kiên cố do bà Lê Thị Giàu xây dựng, bà Giàu đã cất nhà trên đất từ tháng 10/2010, đến năm 2022 bà tiếp tục cất nhà kiên cố và ở cho đến hiện nay. Phần đất trên (như đã phân tích) làđất thuộc quyền sử dụng của bà Dư Thị Gấm, bà Giàu không có quyền xây dựng, sử dụng đất này. Như vậy, bà Giàu đã có hành vi lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng của bà Dư Thị Gấm.
Căn cứ khoản 5 Điều 166 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất, trong đó, có quyền:
“Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.”
Khoản 1 Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015:
“Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.”
Như vậy, việc bà Giàu chiếm hữu, sử dụng đất trái pháp luật đã diễn ra từ năm 2010 đến nay là đã kéo dài nhiều năm, đây hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Gấm.
Căn cứ khoản 1 Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015:
“Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Theo đó, bà Gấm có quyền đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất hợp pháp của mình đối với thửa đất số 1089 (lô B93) đang do bà Giàu chiếm hữu và sử dụng. Mặt khác, việc bà Giàu tự ý xây nhà trên đất thuộcquyền sử dụng của người khác (bà Gấm) là việc làmkhông có căn cứ pháp luật và cần phải bị xử lí vị phạmđể buộc chấm dứt và khôi phục hiện trạng. Như vậy, việc nguyên đơn yêu cầu bà Giàu giao trả lại tài sản này cho phía nguyên đơn là có căn cứ pháp luật.
Thứ ba, bà Giàu đã có những dấu hiệu sai phạm về quy định xây dựng nhà ở.
Căn cứ Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (Sửa đổi, bổsung năm 2020) quy định:
“1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đồng thời xem xét quy định tại khoản 2 Điều này cho thấy, trường hợp bà Lê Thị Giàu xây dựng nhà là không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Tại Công văn số 3650/UBND-NC của UBND huyện Tân Thạnh ban hành ngày 26/10/2023, cho thấy, UBND huyện Tân Thạnh xác định việc xây dựng nhà kiên cố của bà Lê Thị Giàu là có sai phạm về xây dựng.
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định số 16/2022/NĐ-CP:
“Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;”
Từ đây có thể thấy, rõ ràng việc bà Giàu xây dựng nhà kiên cố là trái quy định của pháp luật về xây dựng.”
Trao đổi với phóng viên, bà Dư Thị Gấm bức xúc: “việc bà Giàu xây dựng nhà “nhầm” đất không phải là lỗi của nguyên đơn – tôi, nguyên đơn không có trách nhiệm phải hỗ trợ bà Giàu khắc phục hậu quả do xây dựng nhà “nhầm” này.
Cần nói rõ: tại Công văn số 3650/UBND-NC do UBND huyện Tân Thạnh ban hành ngày 26/10/2023, UBND huyện Tân Thạnh có ý kiến xác định lỗi của bà Lê Thị Giàu trong việc xây dựng trên lô đất B.93, như sau: “Về lỗi là của bà Lê Thị Giàu xây dựng nhà cố định không xin phép và cũng không yêu cầu xác định lại vị trí đất, nhưng lỗi là lỗi khách quan.”
Theo đó, việc bà Giàu xây dựng nhà cố định không xin giấy phép và không yêu cầu xác định vị trí đất là những lỗi dẫn đến việc tranh chấp hôm nay. Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến việc bà Giàu xây nhà “nhầm” đất. Việc bà Giàu không thực hiện đúng các thủ tục đã quy định đã dẫn đến sự nhầm lẫn (cho chính bà) và gây thiệt hại cho phía nguyên đơn.
Vì vậy, việc bà Giàu yêu cầu và UBND xã Tân Bình nêu quan điểm (Bút lục số 66) là: giữ nguyên vị trí nhà cho bà Lê Thị Giàu trên lô đất B.93 và bà Giàu lập thủ tục chuyển tên cho bà Gấm lô B94, là không phù hợp với quy định và không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho phía nguyên đơn.
Như đã đề cập ở trên, việc bà Giàu xây dựng nhà “nhầm” đất không phải là lỗi của nguyên đơn, nguyên đơn không có trách nhiệm phải hỗ trợ bà Giàu khắc phục. Đồng thời, phía nguyên đơn cũng chỉ có mong muốn được nhận lại nguyên hiện trạng phần đất trên mà không yêu cầu phía bị đơn phải bồi thường bất kì khoản chi phí nào đã cho thấy sự thiện chí trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Xin nhấn mạnh thêm một lần nữa, phía bị đơn là bên có lỗi trong vụ việc tranh chấp vì đã có hành vi lấn chiếm, xây dựng nhà, sử dụng phần đất của nguyên đơn thể hiện làm trái pháp luật trong nhiều năm (từ 2010 đến nay). Thế nên, nguyên đơn là bên chịu thiệt hại vì hành vi xây dựng nhà “nhầm” đất của bà Giàu. Do vậy, việc nguyên đơn yêu cầu bà Giàu chấm dứt hành vi chiếm đất và xây trái phép, hoàn trả lại nguyên hiện trạng đất cho phía nguyên đơn là phù hợp với quy định pháp luật và có căn cứ để HĐXX xem xét chấp thuận.
Thực tế, tôi chưa hề chuyển dịch quyền sử dụng đất đang thuộc chủ quyền của mình, thì bà Giàu xây trái phép trên đất đang thuộc chủ quyền sử dụng hợp pháp của tôi là thể hiện sai phạm đã quá rõ ràng! Vậy mà Toà án cấp sơ thẩm xử kêu tôi nhận 583 triệu đồng và giao đất của tôi lại cho bà Giàu.
Từ những lẽ nêu trên, kính mong HĐXX cấp phúc thẩm áp dụng các quy định tại khoản 16 Điều 3, Điều 166, Điều 170 Luật Đất đai 2013; Điều 163, Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 để chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của tôi–Dư Thị Gấm, để ra một bản án đúng pháp luật bảo vệ quyền lợi cho phía nguyên đơn”.
Tạp chí Truyển thống và Phát triển trân trọng kính đề nghị Hội đồng xét xử phiên tòa cấp phúc thẩm, giải quyết nguyện vọng của bà Dư Thị Gấm.
Chúng tôi sẽ thông tin kết quả xét xử phúc thẩm vụ án trên.
Nhóm PVPL
Tin cùng chuyên mục:
Cần xem xét lại tính hợp pháp Hợp đồng chuyển nhượng đất của ông Châu Văn Ba
Kiên Giang: Chủ Tịch UBND huyện Châu Thành Ban hành Quyết định trả lại hiện trạng đất cho người dân.
Bình Dương Phấn Đấu Trở Thành Trung Tâm Công Nghiệp Dịch Vụ Hiện Đại: Kế Hoạch Phát Triển Đột Phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính Kỳ Vọng Bình Dương Bứt Phá Trở Thành Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Vào Năm 2030