Dự án cấp nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân (cổng Xanh – Cầu Sông Bé) huyện Phú Giáo đang thi công bị người dân phản ánh vì làm “ẩu”, có dấu hiệu cố ý làm sai thiết kế nhằm “rút ruột” công trình. Từ sự tố giác của ngươi dân, sau nhiều ngày lần theo “dấu vết” nhóm PV đã ghi lại cận cảnh quy trình “rút ruột” này. Dù đã được PV “cảnh báo” nhưng quy trình “ăn bớt” dự án vẫn ngang nhiên tiếp diễn giữa thanh thiên bạch nhật chỉ có đều…gấp rút hơn mà thôi.
BIWASE LÀM ẨU NHẰM….. RÚT RUỘT “CHÍNH MÌNH”
Công ty CP Nước – Môi Trường Bình Dương (Biwase) là ông “kẹ” trong ngành cấp nước, xử lí rác thải môi trường ở khu vực Đông Nam Bộ với 17 cty chi nhánh trực thuộc. Do đã lên Sàn chứng khoán với doanh thu gần 4000 tỉ mỗi năm, lợi nhuận đạt con số gần 1000 tỉ đồng, có thể nói Biwase là công ty con cưng được tạo điều kiện tối đa để phát triển. Việc thâu tóm, phát triển các dự án đều do các cty “sân sau” của Biwase đảm nhiệm, chính vì đều này….các “sân sau” mặc sức tung hoành mà thiếu sự giám sát, quản lí nhà nước về mặt chất lượng.
Dự án tuyến cấp nước “sạch” D315, DT 741 KCN Tân Bình – cầu Sông Bé cho 2000 ngàn hộ dân huyện Phú giáo với dự toán lên tới 16,5 tỉ đồng cho 8 km đường ống nước do Biwase đang thi công đã dấy lên sự nghi ngờ trong dư luận về cung cách làm “ẩu” nhằm rút ruột chính mình của các cty “sân sau”. Sau nhiều ngày “mục sở thị” PV chứng kiến cảnh thi công “rút ruột” này mà ngao ngán vì sự sơ xài đến khó hiểu. Anh Thanh Châu (ấp 1A, xã Phước Hòa) không dấu bức xúc cho biết: “họ thi công kiểu gì mà tôi là dân xây dựng bao năm cũng không hiểu nổi, chỉ có cái máy đào, họ đào rảnh sâu hơn nửa mét rồi đưa ống nước xuống lấy chính đất đó lấp lại mà không có bất cứ một quy trình thi công nào để đảm bảo chất lượng, nhiều chỗ đào lên toàn bêtong đá, rác thải, sau khi vùi ống thì họ cũng lấy lấp đại thôi” – anh Châu than thở.
Tại khu vực trạm thu phí Phước hòa, 4 công nhân đang hối hả thay nhau đào, lấp. Chiếc xe múc loại gào 0,3 m3 liên tục chồm lên cạp đất tạo rảnh, do vị trí sát bìa suối nên toàn rác thải và xà bần, có sẵn chiều sâu….các công nhân nhanh tay nối ống và đặt xuống, chiếc xe lừ lừ tiến lại dùng gào đẩy vùi cả xà bần lẫn rác thải lấp đè lên. Việc đào rồi lấp diễn ra nhanh chóng “cuốn chiếu” nhằm phi tang “ dấu vết”. Chỉ vào đống đất đầy rác thải vừa đào lên, anh Hoàng Xuân Đạt – một kỉ sư cầu đường nói thêm: “Quy trình chuẩn là đặt ống cấp nước sạch là phải đào sâu xuống 1 m, khi cố định ống nước thì lấp cát xung quanh, tạo độ k (độ nén) bằng cách đầm, rung…sau đó mới lấp đất sỏi tiếp tục tạo độ K theo thiết kế. Họ làm vậy thì không ổn, áp lực nước lớn tới 2,5kg/cm2 mà thi công ẩu tả kiểu này sẽ nhanh hỏng, xì nước thôi, không biết giám sát chất lượng kiểu nào mà để thi công như vầy thì vài năm sẽ đào lên sửa lại là cái chắc”.
Sau nhiều giờ đi lại trên toàn tuyến của dự án, PV chứng kiến toàn bộ quy trình “đơn sơ” này diễn ra mà không thấy bóng dáng 1 người giám sát thi công, ngoài xe múc, máy hàn ống PE, máy cắt betong… thì không có bất cứ gì khác, ngay cả bảng thông tin tên công trình dự án bắt buộc phải có mà đơn vị thi công cũng chẳng thèm gắn
“SÂN SAU” TỰ XỬ – CHẤT LƯỢNG LÀ DẤU HỎI CẦN ĐƯỢC LÀM RÕ ?
Theo hồ sơ thiết kế mà PV có được của một dự án cấp nước sạch (ngân sách nhà nước) đang thi công cùng lúc với quy mô, kĩ thuật tương đương thì quy trình thi công theo hồ sơ thiết kế là hết sức chi tiết: đào hình thang, lót cát, hạ ống, đầm đạt độ K, lấp đất mới, đạt độ K…mỗi một bước là phải tuân thủ chặt chẽ theo thiết kế và cần rất nhiều máy móc, nhân lực…để thi công.
Để làm rõ vấn đề, PV đã liên hệ Biwase nhằm xác thực những gì dư luận và người dân “tố giác”, ông Trần Chiến Công – Tổng Giám đốc Biwase cho biết do quá trình thi công, có một số thay đổi so với thiết kế về vị trí, nhưng hiện công ty chi nhánh vẫn thi công dự án đảm bảo theo thiết kế. “do là vật liệu mới, độ bền cao nên chúng tôi cam đoan sẽ đảm bảo chất lượng, còn về quy trình thi công như thế nào, có đảm bảo kỉ thuật hay không các PV có thể trao đổi với đơn vị chi nhánh cấp dưới” – anh Công nói thêm.
Theo hồ sơ thiết kế, thì dự án trên lắp 8000m ống D315, 12.000m ống D116, 110…ở chiều sâu một mét, trong đó có nhiều đoạn băng đường cần phải lót cát đệm ống, lót đá 0x4 dày 30cm, còn lại chủ yếu là lớp đất tự nhiên đầm chặt với độ K >0.9. Tuy nhiên theo quan sát của PV thì việc thi công dự án trên hết sức sơ xài, nhiều chỗ chỉ lấp đất tạm bợ, chiều sâu có nơi chỉ hơn nửa mét, hầu hết lấy đất tại chỗ để lấp ống nên nhiều nơi đất chỉ toàn xà bần, rác thải. Ngoài ra công đoạn đầm chặt để tạo độ nén đảm bảo đường ống không xê dịch hoàn toàn bị đơn vị thi công bỏ qua. Việc thi công sơ xài, cẩu thả của các “sân sau” Biwase đặt ra dấu hỏi lớn về chất lượng của công trình có tính “vĩnh cửu” 50 năm này.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thanh Thuận – Phó giám đốc Sở GT-VT tỉnh Bình Dương, ông thẳng thắng cho biết do dự án trên là của cty tư nhân họ làm nên sở hoàn toàn không quản lí giám sát về kỉ thuật, chất lượng, bên đó họ có đơn vị tự thi công, có người giám sát, kiểm soát chất lượng dự án luôn, trách nhiệm thi công đảm bảo theo thiết kế thì người của họ làm luôn…nên chúng tôi không biết được họ làm đúng hay sai.
Rõ ràng, với việc thi công “cẩu thả” hệ thống cấp nước sạch cho dân không theo một quy chuẩn nào của ngành xây dựng, giao thông….là một dấu hỏi cần làm rõ. Việc tự “vẽ” dự án, tự thi công, tự giám sát… “nội bộ” thì sai phạm có thể xảy ra là điều dễ hiểu. Nắm được “yếu điểm” này của các cơ quan quản lí nhà nước, các “sân sau” Biwase dễ dàng “ngoắc tay” bỏ qua một số bước thi công theo thiết kế…để “tiết kiệm” là thực tế đang diễn ra. Thiết kế một đằng, thi công một nẻo để cùng nhau “rút ruột” hàng ngàn giờ thi công, thiết bị máy móc….rồi lấy tiền từ người dân sử dụng nước đắp vào…nếu có hư hỏng phải sửa chữa. Dư luận đặt dấu hỏi về chất lượng của các dự án Biwase đang làm, có hay không việc “tiếp tay” nội bộ ở các cty “sân sau” để cùng nhau “rút ruột” chính mình, một câu hỏi cần sự vào cuộc làm rõ của các cơ quan chức năng.
TRỌNG ANH – HỒNG CƯỜNG
Tin cùng chuyên mục:
Cần xem xét lại tính hợp pháp Hợp đồng chuyển nhượng đất của ông Châu Văn Ba
Kiên Giang: Chủ Tịch UBND huyện Châu Thành Ban hành Quyết định trả lại hiện trạng đất cho người dân.
Bình Dương Phấn Đấu Trở Thành Trung Tâm Công Nghiệp Dịch Vụ Hiện Đại: Kế Hoạch Phát Triển Đột Phá
Thủ tướng Phạm Minh Chính Kỳ Vọng Bình Dương Bứt Phá Trở Thành Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương Vào Năm 2030