Nghệ sĩ Thành Vinh nặng nợ một kiếp tằm.
Nghệ sĩ Thành Vinh tên thật là Huỳnh Văn Vinh. Anh sinh ra và lớn lên tại Xã Cẩm Đường, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ nhỏ anh đã rất yêu thích bộ môn sân khấu cải lương, mặc dù gia đình anh không có ai theo truyền thống nghệ thuật, nhưng không hiểu vì sao dòng máu nghệ thuật lại có và luôn chảy tuôn trào trong huyết quản của anh.
Từ khi còn ngồi ghế nhà trường anh đã là một cây văn nghệ đứng đầu trong tất cả những chương trình lớn nhỏ do nhà trường tổ chức anh đều không vắng mặt.
Sau khi học hết trung học phổ thông, anh lại theo học tại trường Trung cấp kỹ thuật công nghiệp Đồng Nai.
Gia đình thời đấy còn rất nhiều khó khăn nên chuyện tiếp tục theo đuổi việc học là một điều không mấy dễ dàng.
Thế là anh quyết định khăn gói về quê ngoại tại Cam Ranh. Dù còn nhỏ nhưng anh luôn tự nhủ với bản thân mình rằng phải luôn cố gắng. Anh không cho phép mình ỷ lại vào bất kỳ một ai.
Và cũng chính từ suy nghĩ đó đã thoi thúc anh từng ngày, từng ngày phấn đấu.
Anh đã chạy và tìm kiếm công việc khắp nơi, chỉ duy nhất mong muốn có tiền để thực hiện ước mơ của mình. Và thế rồi anh đã vào làm cho một cơ sở trang trí nội thất với công việc phụ đóng tủ quần áo, giường, bàn học sinh. Công việc tuy vất vả nhưng điều đó vẫn không làm anh vơi đi ước mơ được đứng trên sân khấu, được hóa thân thành nhiều nhân vật và nhất là được “làm nghệ sĩ.”
Hai năm miệt mài vừa học, vừa làm để kiếm tiền trang trải cho bản thân. Vô tình đến một ngày anh nghe được tin trường Trung Cấp Văn Hoá Đồng Nai có mở cuộc thi tuyển cải lương, thế là một lần nữa anh lại tiếp tục khăn gói sắp xếp công việc vào Đồng Nai để xin thi tuyển.
Rất may mắn trong buổi thi tuyển đầu tiên, giọng hát của anh đã chinh phục và chạm được đến trái tim của Thầy Nghệ sĩ Giang Mạnh Hà. Và điều may mắn hơn nữa chính nghệ sĩ Giang Mạnh Hà lại là Trưởng đoàn cải lương Đồng Nai thời bấy giờ.
May mắn lại nối tiếp may mắn.
Anh đã được nghệ sĩ Giang Mạnh Hà nhận về đoàn làm việc và cử anh đi học tại Trường Trung Cấp Văn hóa nghệ thuật Đồng Nai. Người cầm cân nảy mực ngày nào, giờ lại chính là người chấp cánh cho ước mơ của anh thành sự thật. Anh chính thức vào biên chế của đoàn cải lương Đồng Nai là một nghệ sĩ thực thụ năm 2001 niềm hạnh phúc đến vỡ oà.
Trong niềm hạnh phúc đó anh cũng không quên chia sẻ với tôi:
“Năm 2005 là một kỷ niệm thật đáng nhớ đối với anh, anh được hóa thân chọn vào vai hình tượng của một người lãnh tụ, vai Bác Hồ đứng trên lễ đài đọc bản tuyên ngôn độc lập một cảm giác khi ấy vừa run vừa sung sướng.”
Tôi hỏi anh: “Khi bắt đầu bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, vai diễn nào là vai diễn anh cảm thấy thích nhất ngoài vai Bác Hồ?”
Anh nở một nụ cười thật hiền hòa và trả lời: “Vai diễn nào tôi cũng thích hết, bởi vì mỗi vai đều mang một tính cách và một nhân vật khác nhau. Nhưng ấn tượng và thích nhất vẫn là vai Bác Hồ. Vì để hóa thân trở thành một vị lãnh tụ của đất nước, đối với một người còn rất trẻ như tôi, thì quả là một điều áp lực rất lớn và tôi đã được mọi người nhận xét và đánh giá rất cao về vai diễn này.”
“Theo tôi biết trong quá trình làm nghệ thuật đến thời điểm này anh cũng đã mang về được cho mình rất nhiều giải thưởng. Anh có thể kể một số thành tích của mình có được không?”
Anh dẫn tôi vào trong, chỉ lên tường từng tấm bằng khen, từng chiếc huy chương được anh treo và sắp xếp một cách rất trang trọng và kỷ lưỡng.
Trong số những tấm bằng khen đó tôi đã thấy:
“Huy chương bạc toàn quốc năm 2015
Vai Trần Liễu trong vở Tình sử hai vương triều
Huy chương vàng toàn quốc năm 2018
Vai Hồ Nguyên Trừng trong vở Bảo táp một Vương Triều
Huy chương bạc toàn quốc năm 2022
Vai Chu Khang trong vở Sứ Mệnh
Giải C Trịnh Hoài Đức 2021
Và một số bằng khen của UBND tỉnh trao tặng”
Anh nói và chia sẻ trong niềm hạnh phúc: “Cuộc đời làm nghệ thuật của tôi đây chính là món quà hạnh phúc nhất!”
Trần Thanh Thảo
Tin cùng chuyên mục:
Khẩn cấp cơn bão số 3 mạnh nhất trên Vịnh Bắc Bộ trong 10 năm qua, sức mạnh khủng khiếp của siêu bão YAGI khi nhìn qua vệ tinh
Đấu tranh và bảo vệ “Chủ quyền” trên không gian gian mạng
Rộn ràng ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường
‘Lục bát chân mây’ của nhà thơ Võ Miên Trường và những cảm nhận