Kiên Giang: Lễ Công bố huyện An Biên đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

18/03/2024 14:22:51 +07:00

Kiên Giang: Lễ Công bố huyện An Biên đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

Sáng 1́8/03/2024, tại thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ Công bố quyết định và đón Bằng công nhận của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Biên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Huyện An Biên nằm trong vùng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm Thành phố Rạch Giá 28 km về phía Nam, Huyện An Biên Tổng diện tích tự nhiên của huyện 40.029,02 ha, có 9 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 1 thị trấn, có 67 ấp, 06 khu phố; có 30.617 hộ, với 116.650 khẩu, trong đó: dân tộc. Kinh có 103.509 người, chiếm 88,75%; dân tộc Khmer có 12.679 người, chiếm 10,87%; dân tộc Hoa có 358 người, chiếm 0,3%; còn lại là dân tộc khác có 104 người, chiếm 0,08%. Khi thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, An Biên có điểm xuất phát thấp, hạ tầng cơ sở còn thiếu nhiều so với yêu cầu của tiêu chí xây dựng NTM, ngành nghề chưa phát triển, còn sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; Mức thu nhập bình quân đầu người thấp (năm 2011) mới chỉ đạt 15,954 triệu đồng/ năm; tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 14,99%. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đao của ̣ Trung ương, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình muc tiêu qu ̣ ốc gia. Sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện; sự năng động, sáng tạo của các ngành, các cấp và sự đồng thuận của nhân dân trong huyện khắc phục khó khăn, tập trung chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; từ đó huyện An Biên đã đạt được nhiều kết quả hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang trao Bằng chưng nhận của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện An Biên đạt chuẩn NTM 2022.

Qua hơn 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến tháng 12 năm 2022 toàn huyện có 08/08 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 100% số xã), 01 xã (xã Đông Yên) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện An Biên đã thực hiện hoàn thành 09/09 tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Huyện An Biên có bờ biển dài 21 km, từ cửa sông Cái Lớn đến rạch Xẻo Quao. Với ngư trường rộng lớn và nguồn lợi thủy sản phong phú, huyện có nhiều loại hải sản có giá trị cao như tôm, cua, sò, cá, mực… Huyện có tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản, trong đó diện tích nuôi thả thủy sản các loại là gần 30.000 ha/năm, riêng diện tích nuôi tôm – lúa là trên 24.000 ha. Về sản xuất lúa, đã xây dựng được nhiều cánh đồng sản xuất đạt chứng nhận lúa hữu cơ trong mô hình lúa – tôm, với diện tích trên 300 ha tại các Hợp tác xã Bào Trâm (xã Nam Yên), Nam Quý (xã Đông Thái) và Mương 40 (xã Tây Yên A).

 An Biên đã phát huy nội lực xây dựng chương trinh nông thôn mới thông qua chương trình sản phẩm OCOP (OCOP là viết tắt của từ: One Commune One Product “Mỗi xã một sản phẩm”; Chương trình này tập trung vào việc phát triển sản phẩm nông nghiệp và thủ công truyền thống của các địa phương; Mục tiêu của OCOP là tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đa dạng, chất lượng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường). Huyện đã vận dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, lồng ghép với nguồn vốn các chương trình mục tiêu, vốn vay tín dụng, doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn huy động nhân dân đóng góp để bố trí theo hướng ưu tiên cho các nội dung trọng điểm của địa phương. Với tổng kinh phí đã thực hiện hơn 1.135 tỷ đồng; Trong đó, nhân dân đóng góp gần 42 tỷ đồng, các nguồn huy động khác gần 100 tỷ đồng.

Huyện An Biên đã có một hành trình đầy nỗ lực để trở thành huyện nông thôn mới, đồng thời phát triển kinh tế đa dạng và tận dụng tiềm năng của vùng biển. Sự cống hiến của nhân dân và chính quyền địa phương đã góp phần xây dựng một An Biên ngày càng phồn thịnh và phát triển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung phát biểu chỉ đạo tại Lễ Công huyện An Biên đạt chuẩn NTM 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Luu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết: Đối với huyện An Biên, địa phương có điều kiện phát triển về nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi, đáng lưu ý là tiềm năng phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản, phát triển các mô hình sản xuất tôm – lúa theo hướng hữu cơ. Trong những năm qua, huyện An Biên đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá, trọng tâm là Nghị quyết ĐH Đảng bộ huyện An Biên, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội huyện An Biên 5 năm 2021 – 2025 được Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 2528/QĐ-UBND ngày 21/10/2021. Theo đó, một trong các khâu đột phá là tăng cường đầu tư xây dựng, nhất là giao thông, kết nối thông suốt với các vùng phụ cận, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, tăng giá trị sản phẩm; thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân. Tập trung định hướng, kêu gọi đầu tư bằng nhiều giải pháp để nâng cấp đô thị của huyện thành đô thị loại IV và trung tâm của vùng trong giai đoạn mới. Mặc dù, còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, quân và dân huyện An Biên đã năng động, đoàn kết để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện đạt chuẩn NTM, đồng thời đã góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới chung của cả tỉnh và cũng là một trong các địa phương đi đầu về kết quả xây dựng xã NTM nâng cao của tỉnh với 02/08 xã đạt chuẩn, đạt 25% (thấp hơn Kiên Lương 03/07 xã đạt chuẩn, đạt 42,85%, An Minh 03/10 xã, đạt 30%; cao hơn Giồng Riềng 04/18 xã, đạt 22,22%); ngoài ra An Biên cũng là địa phương có giá trị sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh sản xuất theo mô hình VietGap, hữu cơ và phát triển kinh tế tập thể với 36 HTX, 2.036 thành viên, diện tích 3.414,2ha, vốn điều lệ 1.478 triệu đồng (trong đó có 14 HTX sản xuất lúa 2 vụ và 22 HTX sản xuất tôm lúa); 102 tổ hợp tác, 1.448 tổ viên”.

Với những kết quả đạt được, huyện An Biên vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 tại Quyết định số 154/QĐ-TTg, ngày 06/2/2024.

Các tập thể nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về thành tích tham gia xây dựng huyện An Biên đạt chuẩn NTM 2022.

Để giữ vững tiêu chí đã đạt được, phấn đấu đạt những thành quả cao hơn hướng tới huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Luu Trung đề nghị Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện An Biên tiếp tục xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, toàn diện, lâu dài. Với tinh thần đó, ông Nguyễn Luu Trung yêu cầu huyện An Biện tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài; xây dựng nông thôn mới hướng đến chất lượng cuộc sống của người dân, vì vậy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, nhiệt tình, tích cực tham gia xây dựng nông thôn, quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Phó Chủ tịch Nguyễn Lưu Trung yêu cầu huyện An Biên tiếp tục xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên và lâu dài; xây dựng nông thôn mới hướng đến chất lượng cuộc sống của người dân, vì vậy đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, nhiệt tình, tích cực tham gia xây dựng nông thôn, quyết tâm nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị; đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn gắn với tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của địa phương. Quan tâm đẩy nhanh thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), liên kết chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm, đồng bộ từ khâu đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập người dân.

Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao. Phát huy vai trò tự quản, sự tham gia của người dân đối với công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh của địa phương.

Quan tâm nhiều đến phát triển bền vững và bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn theo hướng sạch, xanh và bền vững. Phát triển nền kinh tế nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, có khả năng tái tạo và phục hồi về tài nguyên, có năng lực đối phó chủ động và thích nghi hợp lý với biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro về thiên tai, dịch hại.

 Tiếp tục huy động, phát huy vai trò nguồn lực xã hội, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng; khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, góp phần thay đổi diện mạo An Biên theo hướng đô thị hóa nông thôn. Đẩy mạnh triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và nâng cấp đô thị của huyện thành đô thị loại IV, trung tâm của vùng trong giai đoạn mới.

 

                                                                                                                                                Trương Đông Triều