Thị trường chứng khoán nửa cuối 2024 – Chốt đơn với những ngôi sao nào ?

29/06/2024 18:06:46 +07:00

rủi ro ngắn hạn vẫn chực chờ gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư. Nhưng, nửa cuối năm 2024 được nhận định là thời điểm vàng khi 4 luật mới sẽ đi vào áp dụng với kỳ vọng giúp thị trường chứng khoán (TTCK) trở nên sôi nổi hơn.

TTCK Việt Nam được dự báo sẽ khởi sắc trong 6 tháng còn lại của năm 2024 khi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố nền tảng từ trong nước, thế giới.

Tại Hội thảo trực tuyến “Thị trường chứng khoán nửa cuối 2024 – Chốt đơn với những ngôi sao nào ?” do Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (Mã CK: PHS) tổ chức ngày 28/6 vừa qua.

Hai ngành được bàn luận chủ yếu trong hội thảo là nhóm ngành Xuất khẩu và nhóm ngành Bất động sản. Trong đó, nhóm ngành xuất khẩu được trợ lực bởi 3 yếu tố: xuất khẩu trong nước tăng trưởng gần 15% trong gần 6 tháng đầu năm 2024, liên tục duy trì mạnh mẽ trong 4 quý liên tiếp; các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế của các doanh nghiệp trong nước đều có sự phục hồi mạnh mẽ cả về sản xuất và xuất khẩu và sự phục hồi rõ

nét của các doanh nghiệp và nhu cầu dệt may. Ngoài ra căng thẳng Mỹ Trung cũng có thể mang lại lợi thế cho Việt Nam khi các sản phẩm của Trung Quốc luôn bị áp thuế cao và Mỹ đang dần coi Việt Nam là một nền “kinh tế thị trường” thực thụ. PHS mạnh dạn đưa ra các cổ phiếu yêu thích cho nhóm ngành này là STK, HPG, VHC và PTB.

Bất động sản cũng là một nhóm ngành được đề cập với nhiều dấu hiệu tích cực đan xen một số tiềm ẩn nhất định sau một thời gian dài trầm lắng. Các chuyên gia của PHS nhận định rằng thị trường của 2024 đã bắt đầu có dấu hiệu của sự phục hồi thông qua kỳ vọng việc giảm lãi suất vay mua nhà và việc cung cấp một khung pháp lý hiệu quả và minh bạch hơn sẽ là yếu tố quan trọng, xây dựng lại niềm tin của người mua nhà và các hoạt động môi giới BĐS, hỗ trợ triển vọng doanh số bán BĐS trong nửa cuối năm 2024

Các rủi ro tiềm ẩn của thị trường bất động hầu như đã được thị trường và nhà đầu tư nhận biết và đã được phản ánh vào đợt sụt giảm mạnh vào cuối 2022. Trong năm 2023, câu chuyện của thị trường bất động sản xoay quanh chủ yếu các chính sách hỗ trợ, bơm thanh khoản cũng như giãn hoãn chuyển nhóm nợ mà chính phủ ban hành nhằm mục tiêu giữ cho thị trường bất động sản không bị đổ vỡ dây chuyền.

Dựa trên những cập nhật mới nhất, PHS nhận thấy thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu qua đáy. PHS đánh giá những dấu hiệu ban đầu này khá tích cực, tuy nhiên những dấu hiệu này vẫn cần được xem xét kỹ lưỡng và liên tục trong 2H24, vì yếu tố quan trọng nhất của ngành (doanh số bán hàng) vẫn chưa được chứng minh bằng dữ liệu cụ thể. Bên cạnh đó, mặc dù luật bất động sản đã sớm được ban hành nhưng chúng ta vẫn chưa có các thông tư, nghị định hướng dẫn chi tiết.

Bà Bùi Thị Quỳnh Nga – Chuyên viên Phân tích Cao Cấp Vĩ mô và chiến lược PHS về triển vọng thị trường.

PHS cho rằng việc phục hồi chung của tất cả các doanh nghiệp trong ngành BDS là tương đối khó. Chỉ có các doanh nghiệp thực sự được hưởng lợi và có năng lực mới có thể tồn tại và phát triển qua giai đoạn này. Năm 2024 vẫn sẽ là giai đoạn “cao trào” đáo hạn trái phiếu bất động sản của các doanh nghiệp bất động sản, với giá trị đáo hạn sẽ là 144,000 tỷ đồng. Điều này sẽ tạo áp lực lên dòng tiền của các doanh nghiệp BĐS khá lớn trong bối tâm lý người mua nhà cũng chỉ vừa mới phục hồi sau những scandal bất động sản 2024.

Mặc dù vậy với những tín hiệu từ nhu cầu tiềm năng mới về việc cho phép người nước ngoài được đầu tư và sở hữu bất động sản tại Việt nam dễ dàng hơn, các dự án đầu tư công về hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tăng tính kết nối và hữu dụng giữa các khu vực và các điều chỉnh trong luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, luật đất đai sẽ tạo động lực cho chu kỳ tăng trưởng mới của ngành này.

PHS cũng đưa ra kỳ vọng vào các cổ phiếu VHM, NLG, KDH và VRE dựa trên 3 yếu tố là quỹ đất tiềm năng, sức khỏe tài chính an toàn và định giá hấp dẫn.

Xoay quanh chương trình, các chuyên gia và khách mời còn được nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi về tỷ giá đồng đô la Mỹ, về các ngành tiềm năng khác như Ngân hàng, Điện, Dầu khí, … và những câu hỏi này đã được các chuyên gia của Chứng khoán Phú Hưng trả lời với những lập luận và quan điểm sắc bén dựa trên các số liệu phân tích cùng các đánh giá.

Kết quả chỉ số chứng khoán tại quý 1 và 2/2024

Chỉ số MSCI của chứng khoán toàn cầu đã tăng 7,7% tính từ đầu năm đến nay, mức cao nhất kể từ năm 2019. Cụ thể, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản dẫn đầu với mức tăng 20%. Chỉ số S&P 500 sếp thứ 2 với mức lợi nhuận 10,6%, tiếp theo là chỉ số Euronext 100 của Châu Âu và Dow Jones với lần lượt là 9,4% và 8,3%.

Một yếu tố khác cũng góp phần cho đà tăng mạnh mẽ của chứng khoán toàn cầu trong quý 1/2024 là làn sóng đầu tư và các cổ phiếu công nghệ với sự bùng nổ của AI.

Sự điều chỉnh trong tháng 4 có khả năng là một giai đoạn tích lũy nhằm hỗ trợ cho việc tiếp tục xu hướng tăng chính.

Tại thị trường Việt Nam, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục được xếp vào nhóm các chỉ số chứng khoán tăng tốt nhất trong khu vực và thế giới, sau 2 thị trường Nhật Bản và Mỹ. Chỉ số VN-Index đã nhanh chóng vượt đỉnh năm 2023 (ở mốc 1.245 điểm), đã có thời điểm chỉ số VN-Index vọt lên gần mốc 1.290 điểm (tại thời điểm tháng 3).

Đóng cửa thị trường quý 1/2024 ở mức 1.284,09 điểm tăng 154,16 điểm (13,6%) so với cuối năm 2023. Mức tăng của chỉ số VN-Index đạt trên 280 điểm, tương đương tăng 25%. Nhiều mã cổ phiếu tăng mạnh trên 25%, có mã tăng 50%.

Tháng 1/2024, giá trị giao dịch bình quân trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) đạt ở mức khá cao 19,145 nghìn tỷ đồng/phiên. Tháng 2, thanh khoản thị trường đã tăng lên 21,30 nghìn tỷ đồng/phiên. Tháng 3 “bùng nổ” với giá trị giao dịch đạt bình quân 29,000 nghìn tỷ đồng/phiên.

Tuy nhiên, đến đầu quý 2 đà tăng của TTCK Việt Nam đã chững lại, áp lực bán trên diện rộng khiến VN-Index có thời điểm giảm đến 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn, điều này diễn ra trong bối cảnh xuất hiện những rủi ro về vĩ mô như tỷ giá leo thang, xung đột chính trị thế giới gia tăng.

Mặc dù vậy, xu hướng điều chỉnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang trở lại đường đua bất chấp việc khối ngoại gia tăng áp lực bán ròng trong tháng 5. Dòng tiền nội vẫn đủ sức “cân” thị trường, bằng chứng là số lượng tài khoản mở mới hàng tháng vẫn rất đáng quan tâm.

Tính đến ngày 12/6/2024, VN-Index thành công đóng cửa tại mốc 1.300 điểm, qua đó thiết lập mức đỉnh cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỷ giá có thể chững lại hoặc giảm. Bởi nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, giá trị đồng USD sẽ giảm, từ đó kéo tỷ giá xuống. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, tỷ giá có thể sẽ hạ nhiệt và ở mức trung bình với tỷ giá tăng mạnh hiện nay. Từ đó bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ và nhờ đó TTCK sẽ có nhiều cơ hội.

Bà Bùi Thị Quỳnh Nga, Chuyên viên phân tích cao cấp vĩ mô và chiến lược PHS nhận định, nửa cuối năm 2024 là “thời điểm vàng” cho các doanh nghiệp trong nước, thể hiện sự bứt phá, khi các điều kiện kinh tế được cải thiện trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên toàn cầu sẽ bắt đầu quay trở lại chu kỳ tiền rẻ.

Đại diện PHS dự báo mục tiêu PE của VN-index cuối năm 2024 có thể đạt khoảng 1.452 điểm.

Đặt trong bối cảnh đó, cùng với việc 4 luật mới được đi vào áp dụng thì nhóm các doanh nghiệp bất động sản sẽ chứng kiến một sự thanh lọc, bức phá mạnh hơn ở nửa cuối năm 2024, qua đó thúc đẩy cho TTCK trở nên sôi động

“Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường sẽ tăng 18% trong năm 2024 tương ứng với P/E forward là 12,2. Đây là mức khá hấp dẫn và qua đây cũng dự đoán trong kịch bản tích cực, VN-INDEX có thể chạm 1.452 điểm. Ngoài ra, Chính phủ cũng thể hiện sự chỉ đạo sát sao với quyết tâm nâng hạng thị trường. Đây là cơ sở cho sự phát triển trong dài hạn của TTCK bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế”, bà Nga dự báo.

Dự báo xu hướng 6 tháng cuối năm 2024 của TTCK Việt Nam

TTCK năm 2024 sẽ có sự trầm lắng nhất định vào giai đoạn đầu năm song sẽ tăng trưởng mạnh vào nửa cuối năm. Trong 6 tháng cuối năm 2024, tỷ giá có thể chững lại hoặc giảm. Bởi nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, giá trị đồng USD sẽ giảm, từ đó kéo tỷ giá xuống. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, tỷ giá có thể sẽ hạ nhiệt và ở mức trung bình với tỷ giá tăng mạnh hiện nay. Từ đó bước vào chu kỳ nới lỏng tiền tệ và nhờ đó TTCK sẽ có nhiều cơ hội.

Bên cạnh đó, triển vọng của TTCK sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng còn lại của năm 2024 nhờ các động lực: Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được kỳ vọng tiếp tục phục hồi nhờ triển vọng kinh tế toàn cầu cải thiện, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu và tiêu dùng; Chính phủ tiếp tục duy trì môi trường lãi suất thấp, dù lãi suất chính sách có thể tăng nhẹ, để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nguồn vốn FDI được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt, đặc biệt là với tiềm năng từ ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam; chính sách đẩy mạnh đầu tư công của chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đặc biệt là quyết tâm của chính phủ và cơ quan quản lý trong việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong thời gian tới.

Dòng tiền nội vẫn đủ sức “cân” thị trường, bất chấp việc khối ngoại gia tăng áp lực bán ròng trong tháng 5.

NHNN định hướng điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Hệ thống giao dịch KRX, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam như tăng thanh khoản, nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút nhà đầu tư nước. Tuy nhiên, KRX tiếp tục lỡ hẹn với nhà đầu tư vào tháng 5/2024. Đến nay việc vận hành hệ thống KRX vẫn là một dấu chấm hỏi dai dẳng và vẫn chưa có thêm thông tin gì mới về việc vận hành hệ thống này.

Mặc dù hiện tại, các thách thức và cơ hội đan xen nhưng khả năng năng FED, ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong nửa cuối 2024. Như vậy, thị trường tài chính toàn cầu sẽ hưởng lợi, trong khi đó nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng trở lại sẽ là những nhân tố vững chắc thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam.

PV. Thanh Phong – Thu Thủy