Bình Dương: Rồng gốm sứ độc lạ, xuân Giáp Thìn 2024

26/01/2024 08:08:35 +07:00

Bình Dương: Rồng gốm sứ độc lạ, xuân Giáp Thìn 2024

Rồng gốm sứ độc lạ tại Bình Dương, được các nghệ nhân làm bằng những chiếc lu, được sáng tạo tô lên nét đẹp văn hóa con người việt Nam, và lấp lánh phủ kín bao quanh phần đầu rồng trông rất độc và lạ, gây thích thú cho người dân nơi đây, khi đi qua tuyến đường này phải dừng lại chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm, làm bất ngờ gây “bảo mạng” trong những ngày qua.

Ngày 24/1 tại Bình Dương, hai con rồng gốm sứ được các nghệ nhân làm bằng lu được lắp đặt tại cầu Bà Sản trên tuyến đường Hồ Văn Cống, thuộc phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cách ngã ba giao với quốc lộ 13 khoảng 500m, là con đường đi vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp.

Rồng gốm sứ Bình Dương được làm trên con đường dẫn vào làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp

Theo ghi nhận của  PV, các con rồng trên được nghệ nhân làm bằng thủ công, rất tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ, phần đầu rồng được nặn bằng tay với màu sắc khỏe khoắn, và cá tính.

Thân rồng gốm sứ được hình thành bằng những chiếc lu, một sản phẩm nổi tiếng của làng nghề làm bằng gốm tại địa phương.

Thân rồng được sếp bằng những chiếc lu.

Nghệ nhân Nguyễn Minh Thuận (ngụ phường Tương Bình Hiệp) cho biết anh rất bất ngờ khi rồng gốm sứ làm bằng lu được rất nhiều người khen ngợi. Ông Thuận cho biết khi được nhận lời mời làm linh vật rồng, ông và các nghệ nhân đã nghĩ tới ý tưởng dùng những chiếc lu gốm sứ tại địa phương, và ý tưởng đó đã đưa vào thực hiện chăm chút, từng chi tiết cụ thể rõ ràng, qua đó để quản bá, giới thiệu về làng nghề gốm sứ tại quê hương.

Ảnh: Các nghệ nhân đang khéo léo kết hợp lại phần đầu, và thân rồng để tạo ra một sản phẩm thống nhất.

Theo lãnh đạo UBND phường Tương Bình Hiệp cho biết, với mô hình chào đón xuân Giáp Thìn 2024 ở đường Hồ Văn Cống rất sáng tạo, giàu hình ảnh ẩn chứa những thông điệp sâu sắc về làng nghề truyền thống được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là di sản.

Ảnh: Hai con rồng gốm sứ được các nghệ nhân làm bằng lu, đặt tại cầu Bà Sản nằm trên tuyến đường Hồ Văn Cống.

Mô hình này được địa phương vận động xã hội hóa để thực hiện, với những thiết kế đảm bảo giá trị thẩm mỹ, chất lượng. Công trình linh vật rồng được thiết kế dưới hình thức phong phú, đa dạng, sử dụng các vật liệu truyền thống kết hợp hiện đại, tạo điểm nhấn đô thị nhưng không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người dân khi tham gia giao thông trên tuyến đường này.

Quốc Chung